Thời tiết miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đang dần bắt đầu vào mùa nắng nóng cao điểm, lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, ảnh hưởng tới khả năng làm việc của hầu hết các công nghệ khác. Thế nhưng rất ít người quan tâm và biết đến thông số lốp ô tô có phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không? Hãy cùng Asia Sky tìm hiểu về cần lưu ý khi kiểm tra chất lượng của lốp xe thông qua các thông số của bộ phận này nhé.
“Giải mã” thông số lốp ô tô
Không phải ngẫu nhiên mà trên lốp ô tô có nhiều thông số kỹ thuật trên bề mặt lốp. Tất cả những ký hiệu ấy đều mang ý nghĩa và giúp người dùng dễ dàng chọn được lốp xe phù hợp cho xế yêu của mình.
Dưới đây là ý nghĩa các thông số trên lốp xe cần ghi nhớ:
1. P – Loại xe có thể sử dụng lốp này
P (Passenger) ở đây nghĩa là xe khách.
LT (Light Truck) – xe tải nhẹ, xe bán tải
T (Temporary) – lốp thay thế tạm thời
2. 185 – Chiều rộng xe
Là bề mặt tiếp các của lốp ô tô với mặt đường. Đơn vị tính bằng mm và đo từ góc này sang góc kia.
3. 75 – Tỷ số thành lốp
Là tỷ số giữa độ cao của thành lốp với độ rộng bề mặt lốp xe ô tô được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp.
Ví dụ trên đây, bề dày bằng 75% chiều rộng lốp xe (185mm).
4. R – Cấu trúc của lốp
R viết tắt của Radial. Hầu hết mọi lốp xe sử dụng trên thị trường hiện này đều có cấu trúc này.
Những loại cấu trúc có ký hiệu như B, D hay E đều rất hiếm gặp.
5. 14 – Đường kính vành ô tô
Mỗi loại ô tô chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ vành nhất định.
Số 14 tương ứng với đường kính la-zăng 14 inch.
6. 82 – Tải trọng giới hạn
Là chỉ số quy định mức tải trọng quy định lốp có thể chịu được. Theo mức tỷ trọng quy đổi thì 82 tương ứng với 1047 kg.
7. S – Tốc độ giới hạn
Nếu con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp.
Ngoài ra các chỉ số nhỏ hơn trên lốp có ý nghĩa:
Treadwear: Thông số về độ mòn gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100.
Giả sử lốp xe được xếp 360, tức là nó có độ bền cao hơn tiêu chuẩn 3,6 lần. Tuy nhiên, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ bền của gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu.
Traction là số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình còn C là kém nhất.
Temperature đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải. Xếp cao nhất là A, trung bình là B còn C là kém nhất.
M + S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.
MAX. LOAD ( Maximum load): trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg. Bộ lốp lấy ví dụ trên đây là 2000kg.
Khi nào cần thay lốp ô tô?
Nhiều bác tài ít quan tâm đến việc thay lốp ô tô mà chỉ khi gặp sự cố họ mới “ra tay giải quyết hậu quả”. Chủ xe cần phải quan tâm đến những yếu tố khác như: độ mòn gai lốp, mức độ hỏng hóc, tuổi thọ lốp…để tính toán thời gian thay lốp phù hợp. Nhất là với những ai đang sở hữu 1 chiếc ô tô cũ thì việc quan tâm đến tuổi của lốp để thay kịp thời là điều cần thiết.
Theo các chuyên gia tuổi thọ của lốp xe là 10 năm, nếu lốp xe chưa được thay sau 10 năm kể từ ngày sản xuất, Việt Hàn Used Car khuyến nghị bạn nên loại bỏ và thay thế chúng bằng những chiếc lốp mới. Ngay cả khi bạn quan sát thấy lốp vẫn trong tình trạng sử dụng bình thường thì cũng nên đề phòng bằng 1 lốp dự phòng cho những chuyến đi xa.
Ngoài tuổi thọ thì cần lưu ý đến số km. Thông thường nếu xe đi được khoảng 50 nghìn km thì nên thay lốp, cũng như tùy vào điều kiện môi trường sử dụng mà có thời gian thay lốp sớm hơn.
Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy nhưng dấu hiệu báo động từ lốp như rung động, lớp cao su bị mòn, bị rách,… thì nên kịp thời thay lốp để đảm bảo chuyến hành trình được an toàn.